Hạ qua thu lại tới, một mùa thu dịu dàng mát mẻ mang lại cho
ta một cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Mùa thu này mà tới Sapa để tận hưởng phong cảnh
hoang sơ hữu tình, hòa mình vào những thửa ruộng bậc thang khoe sắc vàng thoang
thoảng hương lúa non thì còn gì bằng. Nếu bạn có dự định tìm một nơi phong cảnh
yên bình sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi thì Sapa sẽ là một lựa chọn
tuyệt vời. Để khám phá Sapa này thì bạn có thể đặt tour
du lịch Sapa 2 ngày 1đêm, tour
du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm, tour
du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm của Tour Du Lịch Sapa Giá Rẻ - Du Lịch Kỳ Việt.
Tới Sapa ngoài đắm mình vào phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thì ẩm thực Sapa
là một thứ thật tuyệt bạn nên thưởng thức. Trong bài viết này, tour Du Lịch
Sapa Giá Rẻ xin giới thiệu tới các bạn “ thịt lợn gác bếp ở Sapa ”
Thịt lợn gác bếp ở Sapa
Thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt
trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự
nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang
nét đặc trưng của núi rừng.
Khi con lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ,
dọc theo sườn, bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu rồi bỏ vào hũ ủ ba đến bốn
ngày sau đó mang ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo
lên gác bếp. Quá trình hun khói để sấy thịt cũng đòi hỏi công phu và sự khéo
léo. Bếp của người dân miền núi đun bằng củi, chính vì thế vào mỗi dịp Tết nếu
có dịp đến nơi đây bạn sẽ được chứng kiến những căn bếp đỏ lửa, khói bay nghi
ngút hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường. Những khổ thịt được treo
trên gác bếp được ướp rượu, gia vị “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc
chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần
trong cả năm mà không lo thịt bị biến mất chất. Thịt lợn gác bếp mang hương vị
của bồ hóng, điều này chính là nét độc đáo, khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng
cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Thịt lợn gác bếp ở Sapa
Thịt lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải đắng nhưng có
thể nói đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Thưởng thức các món ăn chế biến từ
thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc
đậm và tơi từng thớ, màu đỏ hồng.
Đối với người Tày nơi đây, thịt lợn gác bếp là món ăn truyền thống không thể
thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí vui xuân với tiết trời se lạnh ngồi
quây quần bên bếp lửa thưởng thức món thịt lợn gác bếp, nhâm nhi vài chén rượu
nồng mọi người gần nhau hơn, mùa xuân và núi rừng cũng như ấm áp hơn …
Cho đến tận ngày nay thì món thịt lợn gác bếp đã có nhiều
cách chế biến khác nhau, tùy thuộc vào mỗi địa phương. Có nơi người ta ngả thịt
ra cho nguội rồi cho một lượng muối vừa đủ vào thịt và đưa vào cối giã để muối
ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó họ dùng một loại men làm từ các cây rừng
trộn lẫn vào với thịt và cho đem ủ kín 2 – 3 ngày trong gùi và treo lên gác bếp.
Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người
ta lại chế biến theo cách khác. Trước tiên họ sẽ mổ phanh con lợn ra rồi dùng
dao cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn, bỏ thịt lên nia xát muối. Sau khi
đã xát đều muối cho thịt ngấm thì cho rượu vào bóp và bỏ vào hũ ủ ba đến bốn
ngày. Sau đó lấy thịt trong hũ ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo
nước rồi treo lên gác bếp.
Thịt lợn gác bếp ở Sapa
Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình
hun khói để làm chín thịt, nó cũng đòi hỏi công phu và sự khéo léo. Do đặc
trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần
như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại,
mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng –
đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và
bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện
đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp
trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo
gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc
đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Đối với người miền xuôi, thịt lợn gác bếp từ lâu cũng đã trở
thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Thịt lợn gác bếp có thể dùng làm
nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau như xào gừng, xào rau cải đắng và đặc
biệt nhất là xào với lá chanh. Hương vị thơm ngon có độ giòn đặc trưng của bì lợn,
vị ngọt đậm của thịt nạc và vị đậm đà của gia vị khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Bằng những công cụ thô sơ, không máy móc hiện đại đồng bào
nơi đây có thể giữ được mùi vị của thịt trong suốt một năm. Lạ kỳ hơn nữa theo
đồng bào lợn càng treo gác bếp lâu càng ngon. Điều này chính là nét độc đáo,
khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Thịt gác bếp được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn
để dự trữ được trong thời gian lâu dài.
Đặc sản thịt lợn gác bếp của Sapa đã hấp dẫn du khách thập phương đến thưởng
thức, đây đã trở thành một món ăn truyền thông của người dân vùng tây bắc. Đến
Sapa bạn hãy thử ăn món này để thưởng thức hương vị đặc biệt của nó nhé.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Sapa mà du lịch Kỳ Việt
tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét