Hạ qua thu lại tới, một mùa thu dịu dàng mát mẻ mang lại cho
ta một cảm xúc bồi hồi, xao xuyến. Mùa thu này mà tới Sapa để tận hưởng phong cảnh
hoang sơ hữu tình, hòa mình vào những thửa ruộng bậc thang khoe sắc vàng thoang
thoảng hương lúa non thì còn gì bằng. Nếu bạn có dự định tìm một nơi phong cảnh
yên bình sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi thì Sapa sẽ là một lựa chọn
tuyệt vời. Để khám phá Sapa này thì bạn có thể đặt tour
du lịch Sapa 2 ngày 1đêm, tour
du lịch Sapa 2 ngày 3 đêm, tour
du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm của Tour Du Lịch Sapa Giá Rẻ - Du Lịch Kỳ Việt.
Nếu bạn không thích sự gò bó của tour thì có thể tham khảo kinh nghiệm du lịch
Sapa nhé. Trong bài viết này, tour Du Lịch Sapa Giá Rẻ xin giới thiệu tới các bạn
“ đám ma người Mông ở Sapa ”
Đám ma người Mông ở Sapa
Khi con người từ bỏ cõi trần gian để về với tổ tiên, người
Mông gọi là “tùa” hay “ninh tùa” (người chết) là thuận theo quy luật của tự
nhiên. Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những
nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi
thì gia đình không tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách
nhà, không được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được
khóc sợ ma nhà, ma cửa biết sẽ quở trách gia đình. Còn những trường hợp chết
ngoài nhà như: do tai nạn, tự tử, ngã sông, ngã suối… thì người Mông kiêng
không bao giờ mang vào trong nhà tổ chức lễ tang. Gia đình sẽ dựng một chiếc
lán ở ngoài bãi làm địa điểm tổ chức lễ tang, vì người Mông quan niệm rằng, những
người chết ngoài nhà, phần lớn là do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào
nhà sợ con ma này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình.
Những người chết trẻ, chết ngoài nhà, chết do tai nạn đều được coi là những cái
chết không bình thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ
tang của người chết già.
Đám ma người Mông ở Sapa
Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm
rất nhiều nghi lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên
là con cháu sẽ mang súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con
trong bản biết là gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy
tiếng súng ở khu vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc
gì cùng giúp đỡ. Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo
mới cho sạch sẽ trước khi về với tổ tiên. Theo tập tục của người Mông, khi rửa
mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người
chết, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người
chết xong, họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người
con trai trưởng nhanh chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ “khai
kế” đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ
không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Gia đình sẽ chuẩn
bị một cây nỏ “nỉnh”, một con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao
là dụng cụ phát đường, cây nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà
là người chỉ đường. Thầy Dờ mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục
thổi các bài khèn “khai kế” (chỉ đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ
tiên.
Đám ma người Mông ở Sapa
Trước đây, người Mông thường đưa thi thể người chết lên treo
ở gian giữa nhà, hay còn được gọi là đưa lên ngựa “nỉnh đăng” để thồ linh hồn
người chết về với tổ tiên. Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người
chết vào áo quan. Sau khi làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ
phúng viếng. Theo lý của người Mông, khi bố mẹ qua đời, mỗi người con trai, con
gái đều phải cho bố mẹ một bộ quần áo mới, một con lợn làm của cải mang về dưới
âm để làm ăn. Người con trai cả bao giờ cũng là người giao lợn cho bố mẹ đầu
tiên, tiếp đó là đến các con thứ trong gia đình, rồi sau đó đến lễ phúng viếng
lần lượt của những người thân thiết trong gia đình và bà con trong bản. Trong lễ
tang của người Mông, ông cậu và ông anh rể là hai người quan trọng nhất, bởi vậy
mà trước khi về chịu tang, ông cậu và anh rể bao giờ cũng phải thuê một người
làm chủ hát “chí sùng sình” để thay mặt gia đình bên ngoại cùng gia đình tổ chức
lễ tang cho người chết theo đúng truyền thống. Ngoài ra, phái đoàn nhà cậu còn
mang theo một con lợn, một thồ thóc, 10 lít rượu, 3 quả trứng luộc, một cây tiền
để làm lễ phúng viếng cho người chết mang đi. Còn bà con làng xóm mỗi người đều
mang sang một thồ thóc, một chai rượu, một bó hương để làm lễ phúng viếng cho
người chết. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà họ tổ chức lễ tang
cho người chết to hay nhỏ.
Đám ma người Mông ở Sapa
Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 – 4 ngày
với rất nhiều nghi lễ khác nhau như: lễ “treo sáng đù” (giao lễ vật), “Nùng
chàn gì” (lễ hỏi đáp), “Tiu rìa kềnh”, “Gẩu trùng”… mọi người thổi khèn, đánh
trống hát thâu đêm để tiễn biệt người chết. Đến khi trời gần sáng, con cháu làm
lễ đưa người chết ra khỏi nhà và khiêng ra ngoài bãi làm lễ mổ trâu. Trước khi
mang thi thể người chết ra khỏi nhà, gia đình phải nhờ một người thầy cúng làm
lễ đuổi ma ngựa ra khỏi nhà, với ý nghĩa người chết rồi phải đuổi hồn ra khỏi
nhà để sau này con cháu yên ổn làm ăn. Ngoài thầy cúng, gia đình còn phải nhờ
hai người thanh niên cầm cành đào, cành mận đập xung quanh nhà với ý nghĩa đuổi
ma ra khỏi nhà. Thi thể người chết được khiêng ra ngoài bãi mổ trâu, người con
trai cả bao giờ cũng là người dắt trâu ra giao cho người chết.
Với cái chết của người già, người thân được giữ xác từ 3 đến 5 ngày tùy theo
gia đình giàu hay nghèo. Người chết được thay quần áo và bỏ xác vào quan tài
trước khi chôn. Đối với những người trẻ khi chết đi, người ta không cho thi thể
vào quan tài ngay, mà để nguyên xác chết giữa nhà rồi tổ chức đám tang. Sau đó
khiêng ra ngoài rừng, mới bắt đầu đào huyệt và ghép quan tài. Với người không
may chết ngoài đường, ngoài rừng người Mông đen sẽ dựng lán ngoài sân, ngoài vườn
để làm đám tang, tuyệt đối không đem xác vào nhà.
Mỗi người trong bản đến viếng đám ma đều mang trên lưng một
gùi lớn đựng từ 10 đến 20 kg thóc, một bình rượu trắng khoảng 5 đến 10 lít và
50 nghìn tiền mặt đưa cho gia chủ. Nếu đưa 100 nghìn, nhà chủ sẽ trả lại cho
khách 50 nghìn chứ không lấy thêm.
Đám ma người Mông ở Sapa
Những người thân, bạn bè đến tiễn đưa người chết, họ bước
vào nhà đem theo chai rượu đến trước mặt người chết để làm lễ. Họ rót rượu từ
trong bình của mình mời người chết, bằng cách đặt sát vào môi, rồi xoay chén rượu
3 vòng trên mặt. Sau đó họ tung hai tấm thẻ tre nhỏ để biết người chết nhận lễ
hay không, tới khi hai mặt tấm thẻ cùng sấp hay cùng ngửa có nghĩa là đã đồng
ý, rồi đổ rượu vào chiếc thùng gỗ.
Trong đám ma của người Mông đen ở Sa Pa những người thân vui
vẻ nói chuyện và uống rượu suốt những ngày làm đám. Bên cạnh đó là những thợ
khèn, thợ trống nhảy múa suốt ngày đêm. Họ liên tục mời nhau uống rượu theo
vòng, cứ người này mời người kia cho tới khi mệt và say.
Những phong tục này đều thể hiện truyền thống uống nước nhớ
nguồn của người Mông. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa người Mông. Nếu có dịp du
lịch Sapa bạn hãy khám phá thêm những phong tục mới lạ của người dân tộc
nơi đây nhé.
Đó cũng là những kinh nghiệm du lịch Sapa mà du lịch Kỳ Việt
tổng hợp. Nếu bạn có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi:
Điện thoại: (024) 32424670
Hotline: 0972578692
0 nhận xét:
Đăng nhận xét